Như chúng
ta đã biết hoạt động góc trong trường mầm non là phương tiện phát triển
toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất, trẻ em đến trường
không chỉ cần được chăm sóc sức khỏe được học tập mà quan trọng nhất là đc vui
chơi… không những thế thông qua các hoạt động góc hằng ngày giúp trẻ chia sẻ niềm
vui của mình với bạn bè, cộng đồng làm cho thế giới xung quanh của các bé đẹp
hơn và rộng lớn hơn.
Đồng dao giúp các em mở
rộng sự hiểu biết về thế giới tự nhiên, thế giới loài vật, thực vật phong phú
và đa dạng, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn trẻ. Khi trẻ được tiếp xúc với các bài
đồng dao sẽ có vốn từ phong phú, đa dạng… trong khi chơi nhân cách của trẻ được
hình thành và phát triển. Vì vậy, đồng dao gắn bó thân thiết trong việc giáo dục
trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách.
Lồng ghép văn học dân gian và đặc biệt là đồng dao vào hoạt động giáo dục trẻ là một trong những mục tiêu của kế hoạch giáo dục trẻ mầm non. Lồng ghép văn học dân gian được lồng ghép vào hoạt động góc sẽ giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động một cách tích cực hơn.